Lựa chọn thông số Dock Leveler
Chiều cao của nền kho là cố định nhưng chiều cao của mỗi loại xe lại khác nhau. Do đó, phạm vi hoạt động rộng của Dock Leveler / sàn nâng tự động luôn là sự lựa chọn tốt nhất để đáp ứng nhiều loại chiều cao của các loại xe.
Tuổi thọ sử dụng dock Levelers có thể lên đến hơn 20 năm. Vì vậy, nó đóng góp đáng kể đến hiệu quả của hệ thống xuất nhập hàng hóa, nên rất quan trọng từ khâu lựa chọn thông số để sử dụng lâu dài.
Để lựa chọn chính xác cần theo dõi đủ các thông tin sau:
- Chiều dài
- Chiều rộng
- Kích thước mỏ gập
- Tải trọng
- Môi trường hoạt động
Chiều dài
Độ dốc được quyết định đáng kể bởi chiều dài của Dock Leveler. Độ dốc này phải đảm bảo cho xe nâng có thể leo được và nằm trong phạm vị hoạt động của xe nâng.
Chiều dài cần thiết của sàn nâng tự động dựa trên chênh lệch chiều cao tối đa giữa nền nhà kho và thùng của thiết bị vận chuyển
Để chọn đúng chiều dài của sàn nâng tự động, tham khảo bảng phía dưới. Chiều dài sàn nâng tự động thể hiện trong bảng là chiều dài tối thiểu cần thiết để giữ độ dốc của đoạn đường nối dock leveler trong khả năng của thiết bị vận tải.
Những khoảng chênh lệch độ cao giữa nền kho và sàn xe không có trong bảng trên, xác định chiều dài tối thiểu của dock leveler bằng cách chia độ cao chênh lệch cho khả năng leo dốc tối đa của xe nâng sẽ sử dụng.
Để xe nâng và xe nâng tay di chuyển tự do và an toàn trên một dock leveler, thì khoảng hở dốc trước và phía sau phải đảm bảo thông thoáng.
Thông số khoảng hở dốc được tham khảo qua thông số độ leo dốc tối đa của thiết bị xe nâng theo nhà sản xuất.
Chiều rộng
Chiều rộng thông dụng của Dock leveler là 1800 mm, 2000 mm và 2100 mm. Chiều rộng phổ biến nhất là 1800. Nó phù hợp với hầu hết các loại xe phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, chiều rộng 2000mm là được khuyến nghị khi bốc / rút hàng hóa đối với loại công sử dụng 2 dãy pallet.
Kích thước mỏ gập
Mỏ gập của dock leveler hay gọi là “môi” phải gác lên thùng xe đủ sâu để có thể hỗ trợ chắc chắn. Mỏ gập phải nằm trên thùng xe ít nhất 100 mm, như được hiển thị trong hình dưới.
Trong hầu hết các trường hợp, mỏ gập được thiết kế theo tiêu chuẩn, chiều dài mỏ gập thường là 400mm. Chỉ định mỏ gập dài hơn để phù hợp với cấu hình bậc sau và cửa sau đặc biệt trên một số xe kéo. Như với thùng container lạnh, chiều dài mỏ gập nên sử dụng là 450 mm
Lựa chọn tải trọng phù hợp cho một dock leveler có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ của dock leveler. Tải trọng Dock leveler phụ thuộc vào tổng khối lượng (TKL) của xe nâng sử dụng dock leveler.
TKL bao gồm trọng lượng bản thân của xe nâng cộng với trọng lượng tối đa của hàng hóa. Đối với điện xe nâng TKL cũng phải bao gồm trọng lượng của ắc quy.
Theo một số nhà cung cấp xe nâng, trọng lượng bản thân của xe nâng nằm trong khoảng từ 170-210% khả năng tải hàng hóa của nó. Xe nâng điện có trọng lượng bản thân từ 600 – 1500 kg.
Để xác định khả năng chịu tải của sàn nâng tự động, trước tiên xác định tổng khối lượng xe nâng (TKL).
Tải trọng an toàn của dock leveler yêu cầu tối thiểu là TKL của xe nâng nhân với hệ số động 1,5. Tuy nhiên, nếu một số điều kiện làm việc trung bình, nhân TKL với hệ số động 2,1.
Nếu trong điều kiện hoạt động khắc nghiệt hơn 2 yếu tố dưới đây thì chọn hệ số động là 2.55.
Các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng chịu tải
- Sử dụng cho hơn 8 lượt xe container mỗi ngày
- Xe nâng sẽ lái lên dock leveler ở một góc hơn là đi thẳng về phía trước.
- Xe nâng ba bánh sẽ được sử dụng.
- Tốc độ xe nâng dự kiến sẽ vượt quá 7 km / giờ.
- Xe nâng gắn thêm các thiết bị nặng ở đầu càng.
Môi trường hoạt động
Môi trường lắp đặt sàn nâng tự động sẽ ảnh hưởng đến loại sin phốt phù hợp cho xilanh.
Trong môi trường nhiều bụi bẩn, nhiệt độ nóng hay nhiều hóa chất nên sử dụng xilanh có loại sin phốt phù hợp chịu được điều kiện khắc nghiệt đó.