Ngày nay, các loại phân bón vô cơ từ nguồn gốc hóa học vô tình làm giảm chất lượng của đất đai. Cụ thể là sử dụng loại phân này lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng đất trở nên chai lì, kém tơi xốp, mất màu mỡ và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, xu hướng chính hiện nay là chuyển đổi sang sử dụng phân hữu cơ sinh học trong mô hình sản xuất nông nghiệp, hướng đến một hệ thống nông nghiệp sạch, xanh, và bền vững hơn. Hãy cùng KATCO tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu phân hữu cơ sinh học là gì?

Phân bón hữu cơ được phân loại thành hai nhóm chính, đó là phân bón hữu cơ truyền thống và phân bón công nghiệp. Phân hữu cơ sinh học thuộc loại phân bón hữu cơ công nghiệp.

Giới thiệu về phân hữu cơ sinh học
Giới thiệu về phân hữu cơ sinh học

Phân bón hữu cơ sinh học còn được biết đến với tên gọi phân bón hữu cơ vi sinh, là một sản phẩm chứa nhiều vi sinh vật hữu ích cho cây trồng. Sản phẩm này được sản xuất thông qua quá trình chế biến và pha trộn các nguyên liệu hữu cơ, thường là thông qua quá trình lên men. Phân bón hữu cơ sinh học cung cấp cho cây trồng một lượng lớn dinh dưỡng, giúp chúng phát triển mạnh mẽ, từ đó cũng nâng cao chất lượng nông sản.

Lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học mang lại rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Cụ thể như sau:

  • Phân bón hữu cơ sinh học mang những đặc điểm của phân bón hữu cơ, đồng thời có hiệu quả cao trong việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, và vi lượng cho cây trồng, ngoài ra còn giúp bạn cân bằng và cải tạo đất trồng.
  • Đây là loại phân bón được biết đến với tính chất thân thiện với môi trường, phân bón hữu cơ sinh học không gây ô nhiễm và sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn một cách hiệu quả, từ đó cũng giảm thiểu chi phí đầu tư vào nguồn phân bón.
Những lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ sinh học
Những lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ sinh học
  • Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của cây trồng, phân bón hữu cơ sinh học còn kích thích hoạt động mạnh mẽ của hệ vi sinh vật đất. Điều này tạo ra cơ chế phân giải chất khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu, thúc đẩy chuyển đổi nitơ từ không khí thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ. Ngoài ra, nó sản xuất các chất kích thích tăng trưởng cây và giúp phân hủy các độc tố tích tụ trong đất.
  • Phân bón hữu cơ sinh học duy trì độ phì nhiêu cho đất, cân bằng độ pH, giữ nguyên cấu trúc đất, bổ sung mùn cho đất và cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật đất. Nó cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế các mầm bệnh đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch tạo khả năng cho cây trồng khắc chế sâu bệnh hại, bảo vệ môi trường sống khi giảm được một lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Các loại phân hữu cơ sinh học phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón khác nhau, dưới đây là một số loại phân bón hữu cơ sinh học phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

  • Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm:  Đây là loại phân chứa hệ thống vi sinh vật có khả năng cố định nitơ trong không khí thành dạng mà cây trồng có thể hấp thụ tốt, giúp cho cây có thể tăng cường sinh trưởng và phát triển.
  • Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân: Phân có chứa các vi khuẩn và hệ vi sinh có khả năng hòa tan các hợp chất Photpho vô cơ khó tan trong đất thành dạng dễ tan cho cây hấp thu.
  • Phân hữu cơ vi sinh cung cấp khoáng chất, vi lượng: Chứa các khoáng chất và vi lượng cần thiết cùng các vi khuẩn và hệ vi sinh có khả năng hòa tan Si, Zn,… , từ đó giúp cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng thúc đẩy quá trình hấp thụ các ion khoáng của cây.
Một số loại phân bón hữu cơ sinh học phổ biến
Một số loại phân bón hữu cơ sinh học phổ biến
  • Phân hữu cơ vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng:  Phân có chứa các nhóm vi sinh vật tiết hoocmon sinh trưởng thực vật thuộc nhóm: IAA, Auxin, Giberelin,.. nhằm kích thích sự phát triển của cây trồng, mang lại chất lượng nông sản cao hơn.
  • Phân hữu cơ vi sinh phân giải kali/silic: Phân chuyên hỗ trợ quá trình phân giải kali và silic, cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho cây.
  • Phân hữu cơ vi sinh phân giải chất hữu cơ/cellulose: Tương tự như phân  hữu cơ vi sinh phân giải kali/silic, loại phân này chứa các vi khuẩn và hệ vi sinh có khả năng phân giải các chất hữu cơ, bã thực vật, phân chuồng tươi như cellulose, kitin,… thành chất dễ hấp thu cho cây.
  • Phân hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh: Giúp kiểm soát và ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trong đất, bảo vệ cây trồng khỏi các mầm bệnh hay ức chế vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho cây.

Cách sử dụng phân hữu cơ sinh học

Phần lớn, phân bón hữu cơ sinh học thường được chế biến dưới dạng hạt hoặc bột. Khi sử dụng, có thể trộn chung phân bón với hạt giống để gieo. Để thực hiện biện pháp này, hạt giống cần được làm ướt trước. Tiếp theo, trộn đều phân bón và hạt giống theo tỷ lệ 1:100 (1kg phân vi sinh: 100kg hạt giống). Sau đó, đợi thời gian ủ hạt trong khoảng 10 đến 20 phút trước khi đi gieo để đạt được hiệu suất nảy mầm cao nhất.

Nếu sử dụng cây giống non để trồng, bạn có thể bón phân bằng cách pha loãng phân bón hữu cơ sinh học với nước nhằm tạo dung dịch để ngâm rễ cây. Ngoài ra, việc bón trực tiếp vào đất canh tác cũng mang lại hiệu quả ủ đất tốt.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về loại phân hữu cơ sinh học mà KATCO đã tổng hợp để gửi đến bạn. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp một các nhanh chóng và kịp thời nhé!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *