Bàn nâng thủy lực mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thể tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức. Vậy, những thiết bị này có cấu tạo ra sao và được phân loại như thế nào? Hãy cùng với KAT điểm qua một vài nét chính về cấu tạo và phân loại của bàn nâng thủy lực nhé.
1. Giới thiệu chung về bàn nâng thủy lực
Bàn nâng thủy lực hay còn được mọi người gọi với cái tên là xe nâng mặt bàn một thiết bị quan trọng trong quá trình nâng hạ và vận chuyển hàng hóa. Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên lý truyền lực qua chất lỏng như là hóa chất, nước hoặc dầu. Việc này được gọi là dùng thủy lực để có thể nâng hạ hàng hóa và máy móc. Khi nâng hạ hàng hóa, cần đặt chúng trên một mặt phẳng hình chữ nhật hay còn được gọi là mặt bàn nâng để có thể dễ dàng nâng lên cao và hạ xuống thấp. Điều này, sẽ giúp tiết kiệm được tối đa sức lao động của con người trong quá trình làm việc.
Bàn nâng thủy lực được đánh giá là một trong những thiết bị nâng hạ dễ dàng sức dụng và có thể vận hành một cách an toàn. Đồng thời chúng có khả năng nâng cao hiệu quả trong công việc nhưng lại giảm sự tiêu hao thể lực của con người. Bàn nâng thủy lực được sản xuất với nhiều mức tải trọng khác nhau, giao động từ 500kg đến 4 tấn, doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu và mục đích sử dụng để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp.
2. Cấu tạo bàn nâng thủy lực bao gồm những bộ phận nào?
Bàn nâng thủy lực được cấu tạo từ nhiều bộ phần khác nhau để tạo nên một khối vững chắc, có thể vận hành ổn định và mạnh mẽ. Bạn có thể tham khảo cấu tạo của bàn nâng thủy lực ngay sau đây.
2.1 Hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực được xem là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu tạo của bàn nâng. Hiệu suất làm việc của bàn nâng thủy lực được quyết định bởi hệ thống thủy lực. Hệ thống thủy lực được thiết kế với các xi lanh và một đầu xi lanh được gắn cố định vào phần bên dưới của khung nâng hay còn được gọi là khung chữ X. Bên trong của xi lanh sẽ chứa dầu thủy lực, tùy thuộc vào loại bàn nâng mà chúng có thể chịu tác động lực của sức người hay của ắc quy điện. Hệ thống thủy lực sẽ tạo ra một áp lực vừa đủ hoặc xả thông qua hệ thống van xả để nâng hạ mặt bàn. Từ đó giúp hàng hóa được nâng lên và hạ xuống một cách chính xác và an toàn
2.2 Mặt bàn nâng
Mặt bàn nâng được thiết kế là một mặt phẳng hình chữ nhật được làm từ chất liệu thép tổng hợp nên thường sẽ có độ bền cao. Đồng thời chúng còn có khả năng chịu lực tốt, bên ngoài được sơn một lớp chống gỉ sét để giữ các loại hàng hóa, thiết bị không bị trượt, rơi đổ trong quá trình nâng hạ.
2.3 Bộ khung nâng
Bộ khung nâng được xem là bộ phận đảm nhiệm chức năng làm giá đỡ và nâng hạ mặt bàn lên xuống. Những thanh nâng của bộ khung được xếp theo hình chữ X để dễ dàng hoạt động, nâng hạ một cách nhẹ nhàng uyển chuyển, đồng thời không gây ra tiếng ồn lớn. Bộ khung nâng này thường được làm từ chất liệu thép nguyên khởi để đảm bảo độ chắc khỏe và an toàn trong khi sử dụng.
2.4 Hệ thống bánh xe
Đối với những loại bàn nâng có bánh xe thì các bánh xe sẽ được lắp ráp hết sức chắc chắn nhưng vô cùng linh hoạt, có thể xoay chuyển được cả 4 chiều. Thiết kế bánh xe này giúp người vận hành có thể điều khiển hướng đi của cách dễ dàng để có thể vận chuyển và nâng hạ hàng hóa nhanh chóng mà không tốn quá nhiều công sức.
3. Phân loại bàn nâng thủy lực
Bàn nâng thủy lực được sản xuất đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Dưới đây là 2 loại bàn nâng thủy lực phổ biến các bạn có thể tham khảo qua.
3.1 Bàn nâng thủy lực tay
Bàn nâng thủy lực tay là loại bàn nâng thủy lực hoạt động bằng lực của con người. Người sử dụng sẽ phải tác động lực lên tay cầm để kích hoạt bơm thủy lực nâng hạ mặt bàn. Bên cạnh đó, van xả cũng được mở ra để có thể điều chỉnh quá trình nâng hạ. Bàn nâng thủy lực tay thường được sử dụng trong các lĩnh vực nhẹ hoặc ở những nơi không còn sẵn nguồn điện.
3.2 Bàn nâng thủy lực điện
Bàn nâng thủy lực điện là loại bàn nâng hoạt động bằng động cơ điện. Bàn nâng thủy lực điện có thể được điều khiển bằng cách sử dụng công tắc hoặc bộ điều khiển từ xa. Điều này giúp tăng tính tiện lợi và hiệu suất trong việc nâng hạ với các mức tải trọng lớn. Đây còn là loại bàn nâng thủy lực có ứng dụng đa dạng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, dựa vào nhu cầu sử dụng bàn nâng thủy lực điện được chia thành hai nhóm đó là bàn nâng cố định và bàn nâng di chuyển. Cụ thể như sau
– Bàn nâng cố định: Là loại bàn nâng thủy lực được cố định ở một vị trí nhất định trong không gian làm việc. Nó thường có khung chắc chắn và mặt bàn rộng để hỗ trợ quá trình nâng hạ và vận chuyển các hàng hóa có tải trọng nặng. Bàn nâng cố định thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như là sản xuất, kho lạnh, hoặc nhà máy, để nâng hạ các vật liệu, sản phẩm hoặc thiết bị trong quá trình sản xuất, lắp ráp hoặc bảo trì.
– Bàn nâng di chuyển: Là loại bàn nâng có khả năng di chuyển và nâng hạ các hàng hóa với nhiều mức tải trọng khác nhau. Nó thường được trang bị bánh xe để dễ dàng di chuyển trong không gian làm việc. Bàn nâng di chuyển thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như là kho vận, logistics, hoặc phòng thí nghiệm, để di chuyển và nâng hạ hàng hóa, vật liệu, hoặc thiết bị trong quá trình vận chuyển, lưu trữ hoặc thí nghiệm.
Trên đây, KAT chia sẻ đến các bạn về cấu tạo và phân loại bàn nâng thủy lực. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thêm sự hiểu biết về bàn nâng thủy lực để có lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Hãy tiếp theo dõi KAT để được cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích nhé.
Các bạn có thể tham khảo qua bàn nâng thủy lực của KAT hay liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết nhé.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT KAT
Địa chỉ: Số 130, đường 767 Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Email: info@katco.vn
Điện thoại: 0987 540 272