Cách phân biệt bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay sẽ giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn không cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có được sự cân nhắc phù hợp trước khi đầu tư một trong hai loại bàn nâng. Bài viết sẻ chia sẻ chi tiết về cách phân biệt, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

ban nang thuy luc
Bàn nâng thủy lực

1. Bàn nâng thủy lực

Bàn nâng thủy lực là một trong những thiết bị nâng hạ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong các quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ. Bàn nâng này, hoạt động dựa trên nguyên lý của lực đẩy thủy lực. Trong đó, hệ thống thủy lực sử dụng dầu thủy lực để tạo ra lực nâng thích hợp để nâng đỡ hàng hóa lên cao.

1.1 Tìm hiểu chung về bàn nâng thủy lực

Bàn nâng thủy lực được thiết kế với một bệ nâng chắc chắn và một hệ thống thủy lực bên trong. Hệ thống thủy lực sẽ bao gồm một bơm thủy lực, xi lanh thủy lực, van điều khiển và dầu thủy lực. Do đó, chúng có thể nâng hạ hàng hóa một cách mạnh mẽ và dễ dàng giúp người lao động tiết kiệm được tối đa công sức.

1.2 Ưu và nhược điểm của bàn nâng thủy lực

Bàn nâng thủy lực cũng giống như các thiết bị khác đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên nếu biết cách dung hòa, thì bàn nâng có thể trở thành một thiết bị đem lại nhiều lợi ích cho người dùng.

Ưu điểm nổi bật của bàn nâng thủy lực mà không ai có thể xem nhẹ bao gồm:

– Khả năng nâng tải lớn: Bàn nâng thủy lực có khả năng nâng hạ hàng hóa với tải nặng, có thể từ vài chục ký đến hàng trăm tấn. Tuy nhiên vẫn sẽ tùy thuộc vào loại và kích thước của bàn nâng.

– Điều khiển dễ dàng: Bàn nâng thủy lực thường được trang bị các bộ điều khiển như điều khiển từ xa hoặc điều khiển bằng nút nhấn từ giúp người vận hành có thể dễ dàng điều chỉnh và điều khiển trong quá trình nâng hạ.

– Ổn định và an toàn: Bàn nâng thủy lực được thiết kế với các kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo tính ổn định và độ an toàn trong quá trình hoạt động. Nó thường được trang bị các chốt an toàn, van giảm áp và cơ cấu cân bằng để ngăn chặn sự rơi rớt hoặc mất kiểm soát khi vận hành.

Bàn nâng thủy lực cũng còn một số khuyết điểm nho nhỏ, nếu biết cách khắc phục thì sẽ không còn là vấn đề lớn. Nhược điểm như là:

– Chi phí đầu tư ban đầu cao: Bàn nâng thủy lực có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với một số loại bàn nâng khác rất nhiều. Bởi vì phải mua hệ thống thủy lực và các linh kiện điều khiển chất lượng để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.

– Yêu cầu bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ: Để đảm bảo bàn nâng hoạt động an toàn và hiệu quả thì cần phải được bảo dưỡng định kỳ. Điều này sẽ giúp có thể  kiểm tra và xác định sự cố kịp thời để sửa chữa và thay thế linh kiện cần thiết.

ban nang tay 1
Bàn nâng tay

2. Bàn nâng tay

Bàn nâng tay là một loại thiết bị nâng hàng vận hành bằng việc sử dụng lực của cơ tay. Nó thường được sử dụng phổ biến trong các kho hàng, nhà máy và các nơi cần di chuyển nâng hàng hóa nhẹ.

2.1 Tìm hiểu chung về bàn nâng tay

Bàn nâng tay được thiết kế đơn giản với một bệ nâng, bánh xe và một cần quay tay. Bánh xe giúp bàn nâng có thể di chuyển một cách dễ dàng. Trong khi đó, cần quay tay sẽ được sử dụng để nâng và hạ bàn. Bằng cách quay cần tay, người vận hành sẽ tạo ra lực để nâng hoặc hạ bàn nâng theo ý muốn. Đồng thời hệ thống khóa an toàn sẽ giữ cho bàn nâng ở vị trí nâng hạ cần thiết.

2.2 Ưu và nhược điểm của bàn nâng tay

Bàn nâng tay được sử dụng phổ biến ở những nơi cần nâng hạ hàng hóa có tải trọng tương đối nhẹ. Chúng cũng sở hữu một số ưu nhược điểm đáng xem xét trước khi quyết định đầu tư.

Ưu điểm của bàn nâng tay có thể nhắc đến như sau:

– Đơn giản, dễ sử dụng: Bàn nâng tay được thiết kế với cấu trúc đơn giản và vận hành không cần điện hay các nguồn năng lượng bên ngoài. Người vận hành có thể dễ dàng điều khiển quá trình nâng hạ theo ý muốn bằng cách quay cần tay.

– Tính linh hoạt cao: Bàn nâng tay thường có trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn và có thể di chuyển dễ dàng trong những không gian hẹp.

– An toàn: Bàn nâng tay thường được trang bị hệ thống khóa an toàn, giúp đảm bảo rằng hàng hóa được nâng hạ một cách an toàn.

Nhược điểm cần phải khắc phục của bàn nâng tay sẽ bao gồm:

– Giới hạn về khả năng nâng tải: Bàn nâng tay thích hợp cho việc nâng và di chuyển hàng hóa nhẹ với mức tải trọng thường từ vài chục đến vài trăm ký. Nếu cần nâng hàng hóa với tải lớn hơn thì đây không phải là lựa chọn phù hợp.

– Giới hạn về thời gian hoạt động: Bàn nâng tay hoạt động dựa trên sức lực của người vận hành nên khả năng nâng hạ hàng hóa có giới hạn. Đồng thời có thể gây mệt mỏi cho người lao đồng nên sẽ  giới hạn thời gian dài hoạt động.

cach phan biet
Cách phân biệt bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay

3. Cách phân biệt bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay

Bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay có thể dễ dàng phân biệt được bằng mắt thường. Cách phân biệt hai loại bàn nâng này sẽ dựa vào một số đặc điểm dưới đây.

3.1 Cơ chế nâng hạ

Để phân biệt bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay có thể dựa vào cơ chế nâng hạ của chúng. Cụ thể như sau:

– Bàn nâng thủy lực: Bàn nâng thủy lực vận hành bằng cách sử dụng hệ thống thủy lực. Hệ thống này sẽ bao gồm bơm thủy lực và xi lanh thủy lực để có thể tạo lực nâng hạ bàn nâng.

– Bàn nâng tay: Vận hành bằng lực từ cơ tay thông qua cần quay tay. Người vận hành sẽ tạo lực để nâng hạ hàng hóa theo ý muốn.

3.2 Khả năng nâng tải

Khả năng nâng tải cũng là một cách để phân biệt hai loại bàn nâng. Bàn nâng thủy lực hường có khả năng nâng tải với mức tải trọng khá lớn. Loại bàn nâng này có thể nâng hàng hóa đến vài trăm tấn. Trong khi đó bàn nâng tay chỉ có thể nâng hạ những hàng hóa có trọng lượng nhẹ, cao lắm là vài trăm ký. Bàn nâng này chỉ phù hợp sử dụng ở những nơi không có hàng hóa nặng và nhiều.

3.3 Điều khiển

Dựa vào việc điều khiển là một trong những cách phân biệt hai loại bàn nâng hữu hiệu. Chi tiết như sau:

– Bàn nâng thủy lực: Thường sẽ được điều khiển bằng các bộ điều khiển điện tử như bộ điều khiển từ xa hoặc bộ điều khiển bằng nút nhấn để điều chỉnh quá trình nâng hạ.

– Bàn nâng tay: Vận hành bằng cơ chế cần quay tay hoặc cần kéo, người vận hành chỉ cần tạo lực để nâng và hạ bàn theo mong muốn.

3.4 Kích thước

Kích thước của hai loại bàn nâng cũng có sự cách biệt rất lớn. Bàn nâng thủy lực thường được thiết kế cồng kềnh và có kích thước lớn hơn so với bàn nâng tay. Bàn nâng tay lại có thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển ở những nơi nhỏ và hẹp.

3.5 Chi phí đầu tư ban đầu

Chi phí đầu tư ban đầu của bàn nâng tay và thủy lực có một sự khác nhau không hề nhỏ. Chi phí đầu tư cho bàn nâng thủy lực cao hơn rất nhiều so với bàn nâng tay. Số tiền để mua hệ thống thủy lực và các linh kiện đi kèm là một con số khá lớn do đó không phù hợp với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa nhẹ.

Cách phân biệt bàn nâng thủy lực và bàn nâng tay đã được KAT chia sẻ chi tiết qua bài viết trên đây. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết cách phân biệt hai loại bàn nâng này. Ở những bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ gửi đến bạn nhiều thông tin hữu ích, hãy cùng đón xem nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm bàn nâng thủy lực do KAT cung cấp để có thêm nhiều sự lựa chọn đầu tư phù hợp. Bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với KAT để được tư vấn chi tiết về thông tin sản phẩm.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT KAT

Địa chỉ: Số 130, đường 767 Vĩnh An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Email: info@katco.vn

Điện thoại: 0987 540 272

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *